Chân tường bị thấm ẩm không những gây mất thẩm mỹ, làm hỏng kết cấu của ngôi nhà mà nó còn ảnh hưởng đến an toàn và sức khỏe của mỗi thành viên trong gia đình. Do vậy mà việc chống thấm cho chân tường cũng là một công đoạn hết sức quan trọng. Sau đây chúng tôi sẽ mách bạn 6 cách chống thấm chân tường triệt để, hiệu quả. Hãy cùng tham khảo nhé.
1. Nguyên nhân, hậu quả khi chân tường bị thấm
1.1 Nguyên nhân khiến chân tường bị thấm nước
Do ảnh hưởng từ vật liệu xây dựng: Những vật liệu xây dựng như hồ, vữa, xi măng có khả năng hấp thụ nước cao. Dưới sự tác động của thời tiết sau một thời gian sử dụng nước sẽ bị ngấm vào vật liệu, một phần ngấm theo mạch hút lên tường phần còn lại sẽ ngấm vào chân tường.
Trong quá trình xây dựng có thể do lượng xi măng không đủ để thi công do đó mà dẫn đến việc chân tường vách tường xuất hiện các lỗ rỗng, tạo điều kiện cho nước thấm vào chân tường.
Nguyên nhân khiến chân tường bị thấm cũng là do không áp dụng biện pháp chống thấm ngay từ đầu. Có thể vì tiết kiệm ngân sách hoặc bỏ quên công đoạn chống thấm tường nhà ngay từ đầu hoặc do chống thấm không đúng kỹ thuật cũng là nguyên nhân khiến chân tường bị thấm nước.
1. 2 Hậu quả khi chân tường bị thấm nước
Chân tường bị thấm nước sẽ là nơi để nấm mốc, rong rêu phát triển khiến cho ngôi nhà của bạn bị giảm đi giá trị thẩm mỹ.
Khi chân tường bị thấm ẩm sẽ khiến cho các vật dụng như giường, tủ, kệ đồ điện kê sát tường dễ bị ngấm nước gây hư hỏng, chập cháy, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho gia đình bạn.
Khi hiện tượng thấm ẩm chân tường kéo dài sẽ làm hỏng kết cấu chân tường, sau dần sẽ lan sang các phần khác của ngôi nhà từ đó làm hỏng kết cấu của ngôi nhà khiến cho nhà bạn nhanh bị xuống cấp.
2. Mách bạn 9 cách chống thấm chân tường triệt để, hiệu quả
2.1. Làm giằng chống thấm chân tường
Giằng chống thấm chỉ áp dụng được đối với những ngôi nhà đang xây dựng. Ngoài việc hạn chế tối đa hiện tượng thấm ẩm chân tường, giằng chống thấm còn giúp phân bố đều tải trọng từ bề mặt sàn xuống tường, giúp bề mặt sàn tăng độ cứng và giảm tải sự biến dạng cho mặt sàn.
2.2. Sử dụng gạch ốp chân tường chống thấm
Gạch, đá ốp chân tường chống thấm là phương pháp truyền thống và được nhiều người lựa chọn sử dụng với mong muốn vừa chống thấm hiệu quả vừa có tác dụng trang trí. Tuy nhiên phương pháp này không đem lại hiệu quả chống thấm tốt vì tường sẽ bị hở do khoảng lệch giữa phần chân tường được ốp đá và phần không được ốp đá phía trên, và có thể làm cho hơi nước được giữ lại lâu hơn, nước sẽ bị thấm ngược lên trên tường. Vì vậy mà bạn không nên áp dụng phương pháp này để chống thấm chân tường.
2.3. Chống thấm chân tường bằng sơn
Đây là phương pháp đơn giản mà mang lại hiệu quả chống thấm cao. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sơn chống thấm, bạn có thể tìm đến dòng sơn chống thấm JYMEC, một thương hiệu sơn của người Việt. Với công nghệ sản xuất tiên tiến của Mỹ, sơn chống thấm JYMEC với khả năng chống thấm vượt trội sẽ giúp ngôi nhà của bạn lúc nào cũng sạch sẽ và mới mẻ. Lựa chọn sơn chống thấm JYMEC sẽ không làm bạn thất vọng.
Quy trình thi công sơn chống thấm JYMEC:
- Dụng cụ thi công cần chuẩn bị là cọ và rulo.
- Trộn chất chống thấm với xi măng theo tỷ lệ: 0,5 lít nước : 1 kg xi măng : 1 kg sơn chống thấm JYMEC. Trộn xi măng vào nước, khuấy đều cho hết vón cục, sau đó cho sơn chống thấm JYMEC vào và khuấy lại cho thật đều. Lưu ý là hỗn hợp đã trộn nên được sử dụng trong vòng 2 giờ và khuấy đều trước khi thi công.
- Sau khi đã thi công xong nên rửa sạch dụng cụ với nước sạch và cất nơi khô ráo.
2.4. Chống thấm chân tường bằng Water Seal
Water Seal là hóa chất chống thấm dạng tinh thể thẩm thấu. Tinh thể này sẽ thẩm thấu vào bê tông, vữa, gạch và tạo ra lớp gel bịt kín các lỗ rỗng do việc thi công vữa xi măng hình thành. Do đó mà ngăn được nước, hơi ẩm tại các mao mạch trên tường. Với phương pháp này thì bạn không cần đục phá chân tường nên sẽ bảo vệ được kết cấu của ngôi nhà.
2.5. Chống thấm chân tường bằng Sika
- Sika là loại vật liệu chống thấm được nhiều người tin tưởng sử dụng vì nó có khả năng chống thấm tối đa. Có các loại Sika như sau:
- Sika Lite: Thường được sử dụng để trám các mao dẫn và các lỗ hổng trong bê tông.
- Sikagard: Có tác dụng ngăn ngừa rêu mốc trên tường và tăng cường độ cứng.
- Sikatop Seal: Có tác dụng chống lại sự thẩm thấu của nước, điểm sương hay những nơi có áp lực thấm thấp mang lại hiệu quả cao
- Trong từng trường hợp cụ thể mà bạn lựa chọn loại sika chống thấm cho phù hợp.
2.6. Chống thấm chân tường bằng lưới
Lưới chống thấm polyester có chức năng tương tự như lưới chống thấm thủy tinh. Nó thường được cắt khổ 10cm, 15cm, 20 cm nhằm sử dụng chủ yếu trong việc chống thấm gia cố góc, chân tường.
Quy trình thi công lưới chống thấm như sau:
- Trước hết bạn cần phải nhúng lưới chống thấm vào nước tạo ẩm.
- Tiếp theo bạn hãy quét lớp hợp chất chống thấm, sau đó dùng lưới gia cố đã tạo ẩm trải lên bề mặt thi công.
- Khi đã trải xong lưới gia cố, thì nên quét thêm 1 lớp hợp chất chống thấm lên lớp lưới gia cố đã dính xuống lớp chống thấm đầu tiên để hiệu quả chống thấm được tối ưu.
- Lưu ý khi dán miếng chống thấm bằng lưới là điểm tiếp giáp chồng mí 2 lớp lưới gia cố được khuyến cáo là 5cm.
Trên đây là 6 cách chống thấm chân tường triệt để, hiệu quả mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng qua bài viết trên các bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm chống thấm chân tường để bảo vệ ngôi nhà của mình khỏi bị thấm ẩm và giữ gìn được vẻ bền đẹp theo thời gian.
>> Xem thêm:
- Phong cách nội thất Hy Lạp độc đáo mang lại dấu ấn riêng
- 3 Cách chống thấm nhà tắm hiệu quả triệt để nhất
Leave a Reply